Theo những kết quả nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra được cách người cổ đại đã tạo ra làm cho đất dồi dào dinh dưỡng, đất đen đã được SX từ bột than, phân trâu bò và cỏ rác tự nhiên, có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. TSH làm tăng năng suất cây trồng đáng kể trên đất đang trong tình trạng nghèo dinh dưỡng, giúp ngăn chặn dòng chảy và thất thoát phân bón, cho phép sử dụng phân bón ít hơn và giảm bớt ô nhiễm môi trường xung quanh mà vẫn giữ được độ ẩm, giúp cây qua được các thời kỳ hạn hán dễ dàng hơn. Quan trọng nhất, nó bổ sung dưỡng chất cho đất duy trì độ phì nhiêu. TSH có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc lỗ rỗng phức tạp (1g có thể có một diện tích bề mặt hơn 1.000 m2) nên có khả năng hấp thụ nước, tạo thành các “hồ”, các “bể” nước dưới mặt đất để giữ lại lượng nước và dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó cung cấp một môi trường sống an toàn cho cây và các vi sinh vật trong đất. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Biochar là “người bạn” tốt nhất của đất.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam thì hiện nay trên thế giới đã sử dụng TSH cho đất, họ đã xây dựng giao thức mới về điều này. Một số kết quả ở các nước như sau: Ở Úc tốc độ tăng trưởng của lúa mì tăng 2,5 lần so với đối chứng không bón phân và TSH, cho kết quả đáng khích lệ khi bón TSH cho đất chua với khả năng trao đổi cation thấp. Khi bổ sung 6 tấn than sinh học/ha và giảm 50% lượng phân khoáng nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng 18%. Ở Nhật cũng cho thấy TSH làm tăng năng suất mía, lúa và ngô. Tại Việt Nam, TSH được người nông dân sử dụng phổ biến từ rất lâu, trước tiên là tác dụng của nó trong sưởi ấm, nướng thực phẩm vừa có vị thơm ngon mà không bị mất vệ sinh. Trong nông nghiệp TSH cũng đã được sử dụng vào SX như làm giá thể trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan, hoa ly… Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã sử dụng TSH làm từ trấu hun để làm giá thể, đất nhân tạo và phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho SX hoa cây cảnh và các loại rau đặc sản và được các Cty SX rau hoa xuất khẩu trên Mộc Châu, Sơn La sử dụng làm giá thể trồng cà chua, hoa tuy luýp, hoa ly, và nhiều lại cây trồng khác. Ở phía Nam, TSH từ mùn cưa, trấu cũng đã được chế biến thành dạng than viên như than tổ ong để đun nấu thay cho than tổ ong, vừa tận dụng được phế thải nông nghiệp vừa tránh ô nhiễm môi trường độc hại.
Tại Cty CP Phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa), năm 2007 Cty Sino – Japanese (Nhật Bản) đã chuyển giao công nghệ cho Biffa SX than gỗ từ cây bạch đàn rừng trồng và bao tiêu sản phẩm. Sản phẩm là các loại than gỗ cao cấp, có thành phần cacbon cố định trên 90%. Khi đốt cháy than để nướng thực phẩm, sưởi ấm… than không phát sinh khói CO2 và mùi CO, nhiệt lượng tỏa rất cao, thời gian tàn rất lâu, độ tro ít và có màu trắng (nên còn gọi là than trắng). Sản phẩm còn có khả năng hút mùi, khử độc mạnh như tính chất của than hoạt tính. Công nghệ SX là nhiệt phân dài ngày (25 – 30 ngày). Sau nhiều năm SX, Cty Biffa đã ứng dụng công nghệ này nhưng điều chỉnh các thông số kỹ thuật như chế độ nhiệt trên 600 độ C, sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê, bã mía…), thời gian trên 48 tiếng tạo thành sản phẩm Biochar (than đen) phục vụ SX phân bón cho nông nghiệp.
Trong chương trình tái canh cây cà phê của Bộ NN-PTNT, nếu đơn vị ,địa phương nào có nhu cầu, Biffa xin hợp tác để tư vấn công nghệ SX biochar và bao tiêu sản phẩm. Cụ thể: Đối với thân cành cây cà phê có thể SX than trắng cao cấp xuất khẩu. Còn lá, cành nhỏ, vỏ cà phê thì SX than đen biochar cho phân bón. Có nhiều cách SX TSH như đốt gián tiếp, đốt trực tiếp, nhưng phổ biến, đơn giản và kinh tế nhất là đốt trực tiếp. Đốt trực tiếp theo hệ thống lò công nghiệp sẽ cho sản phẩm đạt chất lượng tốt hơn, hàm lượng cacbon cố định cao, khả năng ngậm hút mạnh.
Các sản phẩm Biffa – Biochar
– BIFFA BIOCHAR NGUYÊN CHẤT: Thành phần chính là TSH với hàm lượng cacbon cố định trên 50%, bổ sung Axite Humic & Fulvic, có tác dụng nâng cao khả năng hấp thu & trao đổi dinh dưỡng của đất, ổn định pH đất, giữ ẩm, ngậm hút và nhả chậm các chất dinh dưỡng, tăng cường dưỡng chất cacbon hữu cơ, giúp tiết kiệm phân bón vô cơ. Đặc biệt hạn chế rửa trôi và trực di trong đất trồng trọt.
– BIFFA HỮU CƠ VI SINH BIOCHAR: Hàm lượng cacbon cố định 15%, chất hữu cơ 25%, các chủng vi sinh vật đa chức năng phân giải lân, xenlulo, cố định đạm, nấm cộng sinh với rễ và vi sinh vật đối kháng Trichoderma, bổ sung các trung vi lượng. Dùng cải tạo đất, ổn định pH cho đất, phục vụ canh tác hữu cơ .
– ĐẠM BIFFA BIOCHAR: Thành phần đạm nguyên chất (N) 40%. Đặc biệt, phân đạm đen BIFFA (BioNitrogen-Biffa) luôn chứa 2 dạng đạm NH+4 & NO-3 giúp cây trồng hấp thu đạm tốt, ngoài ra chất hữu cơ trong đạm đen Biffa còn kích thích hệ rễ và vi sinh vật trong đất phát triển. Nhờ liên kết hữu cơ – khoáng giúp cho các dưỡng chất sẽ được nhả chậm cho cây trồng, tăng kích thích sinh trưởng cây trồng, sử dụng đạm triệt để, tiết kiệm phân bón và cải thiện môi trường đất.
– PHÂN KALI ĐEN-BIFFA BLACK (BLACK POTASSION): Đây là loại phân kali thế hệ mới, hàm lượng K20 55%. Nhờ có liên kết giữa Biochar, AH và K+ mà lượng K2O được trao đổi và hấp thu bởi hệ rễ cây hiệu quả hơn. Tiết kiệm từ 30 – 35% lượng kali nguyên chất. Các đề xuất của Biffa đối với các địa phương có nguồn phụ phẩm nông lâm nghiệp phong phú (vỏ cà phê Tây Nguyên, vỏ trấu, xơ dừa, bã mía…). Biffa tư vấn công nghệ Biochar để nông dân tự SX và sử dụng cho vườn nhà, cách làm đơn giản, gọn nhẹ, xử lý phân hủy nhanh hơn nhiều so với ủ vi sinh vật. Các đơn vị có nguồn phụ phẩm lớn như các Cty SX thu mua chế biến cà phê hạt (phụ phẩm vỏ cà phê đang được ủ vi sinh vật hoặc bón lại ngay cho cây, thời gian phân hủy lâu, có thể còn lưu giữ mầm bệnh…); Cty mía đường (dùng bã mía để đốt lấy nhiệt…) có thể tự SX để phục vụ vùng nguyên liêu hay cung ứng Biochar từ vỏ cà phê, bã mía cho Biffa, hoặc hợp tác với Biffa cung cấp phụ phẩm để SX Biochar làm nguyên liệu phân bón.
Nguồn: NongNghiep.vn
http://trongraulamvuon.com/kinh-nghiem-lam-vuon/nhung-dieu-can-biet-ve-than-sinh-hoc/